Thủ tục nhập khẩu vải hiện nay

Vải may mặc tại thị trường Việt Nam hiện nay được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sản phẩm mang đến sự hài lòng cho khách hàng bởi chất lượng đáp ứng đủ những tiêu chí mà họ đưa ra. Vậy thuế, thủ tục nhập khẩu vải hiện nay được quy định như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Everlog để hiểu hơn nhé!

Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục nhập khẩu vải

Vải may mặc được nhập khẩu từ đâu?

Vải là nguyên liệu chủ yếu được dùng chủ yếu trong ngành sản xuất may mặc hiện nay. Vải là vật liệu được dệt từ những sợi vải riêng biệt có thể được chế tạo từ những loại sợi tự nhiên. Điển hình như bông, tơ tằm, lanh, len rayon, bamboo...

Vải may mặc được nhập khẩu được rất nhiều nước trên thế giới. Chủ yếu từ các quốc gia như Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mông Cổ... Những loại vải nhập khẩu này được ưa chuộng bởi độ bền, chất liệu mát và khi lên trang phục rất đẹp mắt.

Mã HS code và thuế nhập khẩu mới theo quy định hiện hành

Mã HS code và thuế khi làm thủ tục nhập khẩu vải

Việc xác định mã HS code của vải căn cứ vào tính chất, thành phần và cấu tạo của hàng hóa. Hiện nay, căn cứ để áp mã HS code của sản phẩm vào thực tế hàng hóa, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có). 

Vải may mặc có mã HS code rất đa dạng, kéo dài từ chương số 50 đến chương số 60. Đối với mỗi loại vải sẽ có những mã HS code và mức thuế nhập khẩu khác nhau:

  • Đối với vải len (95% wool và 5% polyester): có mã HS 51121100, thuế nhập khẩu là 10%.

  • Đối với vải sợi polyester 100%: Mã HS 54023300, thuế nhập khẩu là 3%.

  • Đối với vải dệt thoi khổ hẹp 100% bông hay tơ tằm: Mã hs là 58061020, thuế nhập khẩu là 12%.

  • Ngoài ra, khi nhập khẩu vải, doanh nghiệp cần thực hiện đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%. 

Theo đó, thuế suất nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho vải nhập từ Nhật Bản là từ 0 đến 12 %. Từ Hàn Quốc là 0 đến 20%, và từ các quốc gia như Thái Lan, Malaysia là 0%.

XEM THÊM:

Đơn vị cung cấp dịch vụ nhập hàng từ Trung Quốc uy tín

Thủ tục nhập khẩu dầu Oliu

Thủ tục nhập khẩu vải mới nhất 

So với trước đây, thủ tục nhập khẩu vải ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn.  Hồ sơ hải quan và quy trình nhập khẩu cụ thể như dưới đây.

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu vải

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm những tài liệu dưới đây:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa

  • Hợp đồng thương mại

  • Hóa đơn thương mại

  • Danh sách đóng gói chi tiết

  • Vận đơn

  • Chứng nhận xuất xứ của lô hàng

  • Catalog (nếu có) và những tài liệu khác

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan mặt hàng vải may mặc. Trong đó, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận về xuất xứ hàng hóa là tài liệu bắt buộc phải có.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yếu tố quan trọng vì nó nó ảnh hưởng trực tiếp đến thuế nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị trước về những tài liệu nói trên.

Quy trình nhập khẩu vải vào Việt Nam

Đối với vải, thủ tục nhập khẩu vải cũng như những loại hàng hóa khác. Quy trình nhập khẩu gồm những bước như sau:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ những chứng từ hải quan bắt buộc. Bao gồm hợp đồng, vận đơn, Hóa đơn thương mại...Doanh nghiệp có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi doanh nghiệp khai tờ khai, hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Khi nhận tờ khai này, doanh nghiệp đem hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai.  Tùy vào hàng hóa thuộc luồng xanh, đỏ hay vàng mà thực hiện các bước mở tờ khai phù hợp.

  • Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan

  • Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan

  • Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và thực tế lô hàng.

Đối với hàng hóa thuộc luồng vàng và đỏ, doanh nghiệp cần bổ sung và hoàn thiện đến khi đạt yêu cầu. Khi đạt luồng xanh, hàng hóa sẽ được thông quan theo quy định.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ, nếu doanh nghiệp không có bất kỳ thắc mắc nào thì sẽ được đơn vị hải quan thông qua tờ khai. Doanh nghiệp cần đóng thuế theo nghĩa vụ và thông quan hàng hóa.

Bước 4: Vận chuyển hàng về kho và phân phối ra thị trường 

Sau khi hoàn tất những quy trình nói trên, doanh nghiệp vận chuyển hàng về kho và thực hiện phân phối hàng hóa ra thị trường. 

>>>Bài viết tham khảo thêm:

Khi nhập khẩu vải may mặc cần lưu ý gì?

So với những loại hàng hóa khác, vải may mặc thường sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Do đó khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

  • Tên cụ thể của hàng hóa

  • Thành phần chất liệu cấu tạo của vải: Chứa bao nhiêu phần trăm wool, poly và sử

  • dụng loại lông gì?

  • Sử dụng công nghệ dệt nào: Dệt kim, dệt thoi hay không dệt

  • Công dụng của hàng hóa: Vải dùng để may mặc hay dùng làm rèm cửa...

  • Mật độ sợi hoặc định lượng chi tiết

  • Quy cách và khổ vải: Chính xác các thông tin như chiều dài, chiều rộng, trọng lượng…

  • Trước khi đưa hàng hóa ra thị trường, doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy theo những tiêu chuẩn hiện hành. 

Bất kể là thực hiện nhập khẩu loại hàng hóa nào, doanh nghiệp cũng cần có kiến thức cơ bản về sản phẩm. Đồng thời nắm bắt xu hướng thị trường hiện nay. Điều này giúp việc phân phối và tiêu thụ vải diễn ra nhanh chóng hơn.

Lợi ích của khách hàng khi lựa chọn Everlog?

Những lợi ích khi làm thủ tục nhập khẩu vải tại Everlog

Everlog hiện là đơn vị uy tín số 1 chuyên làm thủ tục nhập khẩu vải và các dịch vụ hải quan trọn gói. Là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Đến với Everlog, khách hàng sẽ nhận được những quyền lợi thiết thực nhất:

Quá trình làm thủ tục nhanh chóng và vô cùng đơn giản. Bởi lẽ, chúng tôi hiểu được những yêu cầu pháp lý của bên hải quan. Vì vậy, toàn bộ hồ sơ chứng từ được chúng tôi chuẩn bị đầy đủ.

Hỗ trợ đa dạng những hình thức vận chuyển khác nhau. Từ khâu làm thủ tục thông quan cho đến quy trình vận tải hàng hóa. Everlog đều cam kết diễn ra nhanh chóng, an toàn. 

Chi phí rẻ hấp dẫn nhất thị trường hiện nay. Đây cũng chính là lý do mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn Everlog. Tất cả những khâu trung gian, không cần thiết đều được tối giản ở mức có thể. 

Bất kể là tình huống phát sinh nào, chúng tôi luôn có sự chuẩn bị sẵn. Chủ động cũng chính là một trong những ưu điểm nổi bật của Everlog.

Mối quan hệ đối tác rộng. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để chúng tôi luôn hoàn thành xuất sắc những yêu cầu từ phía khách hàng. Đảm bảo hàng hóa không bị tồn đọng hay có những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thái độ nhân viên thân thiện, nhiệt tình và niềm nở. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng cụ thể nhất. Hỗ trợ đa dạng kênh tư vấn như Fanpage, Zalo, Email, Hotline...

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục nhập khẩu vải hiện nay. Nếu quý khách hàng có bất kỳ băn khoăn nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0967 509 539. 

 

Ở ĐÂY CÓ THÊM CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO : 

Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế :

ĐƯỜNG BIỂN

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Nội Đia

Tạm Nhập Tái Xuất

Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói

Một Số Dịch Vụ Khác Như: Công Bố, Đăng Kí Kiểm Tra Chất Lượng Chuyên NgànhKiểm Dịch,…..

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

--------------------------------------

Hotline: 0919108538

E-mail: ryan@everlog.vn (Mr. Vỹ)

-----------------------------------------

Phone: 082 555 5652 (Ms. Quyên)

Email: lequyen@everlog.vn

Địa chỉ:

Phòng B4.55, Tầng 4, Block B, Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 06, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Office: 195 Đường N, Kdc Mega Village, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức