Kinh doanh

KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT HÀNG HÓA ĐƯỢC QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cho thấy số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tăng lên nhanh chóng qua các năm. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa nên trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tốc độ. Quản lý nhà nước về hải quan đối với loại hình này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội nhất định.

Xem thêm: khái niệm tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

Quy định kinh doanh tạm nhập tái xuất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ TẠM NHẬP – TÁI XUẤT

-        Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017.

-        Thông tư số 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

CÁC HÌNH THỨC TẠM NHẬP – TÁI XUẤT VÀ ĐƯỢC QUY ĐỊNH RA SAO?

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất:

Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Theo điều 39 Luật quản lý ngoại thương quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau :

1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Xem thêm :

 Muốn nhập hàng phải làm gì? Thủ tục để nhập một lô hàng

Dịch vụ hải quan

Theo điều 40 Luật quản lý ngoại thương quy định như sau :

Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

-        Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Everest Logistics - dịch vụ tạm nhập tái xuất

-        Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết.

Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

-        Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam vê việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

-        Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.

Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

-        Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội trợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.

-        Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trung bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội trợ.

-        Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũng không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm.

Năm là, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

 

Tạm nhập tái xuất máy móc

-        Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết bị , máy móc, dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ” mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.

-        Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũng chỉ cần thưc hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan. Trừ những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì ngoài việc thưc hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:

+ Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền.

+ Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Ngoài ra, để biết thêm thông tin về hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất theo Phụ lục I- danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

1. Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.

2. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.

Phụ lục I- danh mục hàng hóa

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 28

Chương 29

Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CPngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

   

Chương 39

3915

Phế liệu, phế thải và mẩu vụn của plastic.

 

Chương 84

8418

Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

(Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.)

Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant).

 

8473

Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.69 đến 84.72.

   

Chương 85

8507

Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).

 

8507

10

Bằng axit-chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng)

 

8507

20

Ắc quy axit – chì khác (đã qua sử dụng)

 

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ khác bạn vui lòng liên hệ Everlog.com.vn để được giải đáp. Rất mong được hỗ trợ và tư vấn đến bạn!

 

Ở ĐÂY CÓ THÊM CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO : 

Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế :

ĐƯỜNG BIỂN

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Nội Đia

Tạm Nhập Tái Xuất

Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói

Một Số Dịch Vụ Khác Như: Công Bố, Đăng Kí Kiểm Tra Chất Lượng Chuyên NgànhKiểm Dịch,…..

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

--------------------------------------

Hotline: 0919108538

E-mail: ryan@everlog.vn (Mr. Vỹ)

-----------------------------------------

Phone: 082 555 5652 (Ms. Quyên)

Email: lequyen@everlog.vn

Địa chỉ:

Phòng B4.55, Tầng 4, Block B, Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 06, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Office: 195 Đường N, Kdc Mega Village, Phường Phú Hữu, TP Thủ Đức